Mô hình trọng lực ứng dụng và thực hành

Mô hình trọng lực là gì?

Mô hình trọng lực của thương mại quốc tế trong kinh tế quốc tế là một mô hình dự đoán dòng chảy thương mại song phương dựa trên quy mô kinh tế và khoảng cách giữa hai đơn vị( thường là 2 quốc gia). Thường giá trị thương mại có xu hướng giảm theo khoảng cách giữa hai quốc gia

Mô hình này được Walter Isard giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1954. Mô hình cơ bản về thương mại giữa hai quốc gia ( i và j ) có dạng:

  • G là một hằng số
  • F là dòng chảy thương mại
  • D là khoảng cách
  • M là các khía cạnh kinh tế của các quốc gia đang được đo lường

Phương trình có thể được thay đổi thành dạng tuyến tính nhằm mục đích phân tích kinh tế lượng bằng cách sử dụng logarit. Mô hình này đã được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích các yếu tố quyết định dòng chảy thương mại song phương như biên giới chung, ngôn ngữ chung, hệ thống pháp lý chung, tiền tệ chung, di sản thuộc địa chung và được sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của các hiệp định thương mại và các tổ chức như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO).

Mô hình trọng lực Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) là những nhà nghiên cứu đầu tiên ứng dụng mô hình trọng lực trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô dòng thương mại quốc tế. Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (1687), mô hình này phản ánh rằng quy mô thương mại giữa 2 quốc gia tỷ lệ thuận với GDP của các quốc gia và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa chúng.

Ban đầu, mô hình trọng lực bị phê phán là thiếu nền tảng lý thuyết. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã bổ sung nền tảng lý thuyết và và thực nghiệm cho mô hình (thông qua các biến độc lập mới). Một số biến độc lập mới phổ biến là: GDP bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế, v.v…

Mô hình này cũng đã được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động của các hiệp ước và liên minh đối với thương mại.

Ước lượng kinh tế lượng của phương trình trọng lực

Do mô hình lực hấp dẫn trong thương mại không đúng nên trong các ứng dụng kinh tế lượng người ta thường xác định như sau.

Thực ra mô hình như vầy vẫn chưa chạy được nên sẽ tiến hành logarit hai vế dẫn đến mô hình log-log có dạng (lưu ý: hằng số G trở thành một phần của Bo)

{\displaystyle F_{ij}}đại diện cho khối lượng thương mại từ quốc gia i đến quốc gia j

Mi, Mj thường đại diện cho GDP của các quốc gia  

{\displaystyle D_{ij}}biểu thị khoảng cách giữa hai nước

Mô hình trọng lực thực tế khi làm luận văn

Thực tế khi áp dụng stata để làm luận văn, mô hình có biến phụ thuộc F chính là giá trị export từ 1 quốc gia đến 1 quốc gia.

Biến độc lập là GDP  hai nước, dân số POP hai nước, khoảng cách hai nước….

Ví dụ mô hình trọng lực như sau
ln_exp = b0 + b1*ln_gdpvn + b2*ln_pro + b3*infvn + b4*ln_dis + b5*ln_gdpim +b6*ln_popim +b7*ln_exrim +b8*wto + b9*Border

Biến độc lập

gdpvn : GDP của Việt Nam
pro
inf     : Lạm phát của VN
dis    : Khoảng cách từ VN đến nước đó
gdpim: GDP của nước nhập khẩu hàng từ VN
popim: Dân số của nước nhập khẩu hàng từ VN
exrim
wto   : Có giá nhập WTO chưa
Border: Có biên giới chung với VN không

Biến phụ thuộc
Exp: Giá trị xuất khẩu từ VN đi nước đó

Bảng số liệu mô hình trọng lực:

Sau đó ta tiến hành coding ở Stata để tiến hành chạy dữ liệu bảng cho mô hình trọng lực nhé

Như vậy việc hiểu lý thuyết , mục đích và ứng dụng chạy mô hình trọng lực trong Stata đã xong. Bạn cần hỗ trợ cứ liên hệ nhóm nhé. Zalo 0903396688

 

Comments